Gen lặn là gì? Gen lặn là gen sẽ có cường độ xuất hiện thấp hơn trong những đặc điểm của các cá thể. Gen lặn chỉ có thể xuất hiện ở con cái khi cả người bố và mẹ có đặc điểm này và di truyền nó cho con cái của họ. Để giúp quý khách hàng hiểu hơn về gen lặn, VIETGEN xin phép được chia sẻ đến quý bạn đọc về những thông tin liên quan về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Gen lặn là gen sẽ có cường độ xuất hiện thấp hơn trong những đặc điểm của các cá thể. Gen lặn chỉ có thể xuất hiện ở con cái khi cả người bố và mẹ có đặc điểm này và di truyền nó cho con cái của họ.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 41.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời, trong đó 80% số trẻ em mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ hoàn toàn khỏe mạnh.
Có nhiều trường hợp cha mẹ khỏe mạnh nhưng bản thân mang các gen đột biến trong cơ thể ở trạng thái lặn, khi kết hôn sẽ có 25% con sinh ra mắc bệnh di truyền. Đặc biệt, tỷ lệ 25% mắc bệnh sẽ lặp lại với các cặp vợ chồng cùng mang một gen bệnh lặn ở từng lần mang thai.
Đột biến gen là sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen, từ đó có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại protein mà nó mã hóa gồm các loại hình như mất, thêm hoặc thay thế cặp nucleotide.
Đặc điểm của đột biến gen lặn bao gồm:
Gen lặn là tốt hay xấu? Di truyền đơn gen lặn có tốt không? Đó là thắc mắc chung của không ít bậc cha mẹ hiện nay.
Việc di truyền đơn gen lặn đa số gây hại cho con người. Mặc dù cha và mẹ không có biểu hiện bất thường về bệnh di truyền nhưng họ có thể là người hợp tử, tức người mang gen lặn. Nếu họ mang đặc điểm di truyền lặn tiềm ẩn của cùng một loại bệnh di truyền thì con cái đời sau sinh ra có tới 25% khả năng mắc bệnh.
Hiện nay có rất nhiều bệnh di truyền bất thường phổ biến. Trong đó, người châu Á có khả năng cao mang gen lặn của các bệnh di truyền phổ biến như: Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh), thiếu hụt men G6PD, rối loạn chuyển hóa đường galactose và điếc bẩm sinh,…
Chi tiết xem thêm tại: https://vietgen.vn/tin-chuyen-nganh/gen-lan-la-gi/